trang chủ tin tức xe 9 hãng xe Trung Quốc giảm giá trong một ngày

9 hãng xe Trung Quốc giảm giá trong một ngày

“Cuộc chiến về giá” là từ khóa nổi bật hàng đầu khi nói về thị trường ô tô Trung Quốc năm ngoái. Đầu năm nay, cuộc chiến giá cả giữa các hãng ô tô dường như lại bắt đầu.

Cuộc chiến giá cả giữa các hãng xe Trung Quốc đang ngày càng gay gắt (Ảnh: Sohu)
 
Cuộc chiến giá cả giữa các hãng xe Trung Quốc đang ngày càng gay gắt (Ảnh: Sohu)

9 hãng xe giảm giá trong một ngày

Theo trang Red Star News, sau khi phiên bản BYD Honor Edition được tung ra thị trường, “cuộc chiến giá cả” trong ngành ô tô năm nay liên tục nóng lên. Bắt đầu từ tháng 3, các công ty ô tô đã phải chịu áp lực đã giảm giá mạnh mẽ và thúc đẩy doanh số bán hàng.

Theo đó, vào ngày đầu tiên của tháng 3, đã có 9 hãng xe tuyên bố giảm giá hoặc triển khai chính sách ưu đãi có thời hạn, mức giảm giá cao nhất là 47.000 NDT và các phúc lợi khác cao nhất khoảng 40.000 NDT.

Ngoài BYD, còn có 8 hãng xe khác đã chính thức công bố giảm giá hoặc ưu đãi trong thời gian có hạn. Geely đã tung ra Lễ hội mua xe mùa Xuân 2024, đưa ra mức giảm giá 2 tỉ NDT trong tháng 3, với chiết khấu tiền mặt lên tới 47.000 NDT, cộng thêm khoản vay không lãi suất lên tới 100.000 NDT và trợ cấp thay thế tới 10.000 NDT. Chương trình này áp dụng cho nhiều dòng xe với mức giảm giá từ 3.000 NDT đến 14.000 NDT.

byd-honor-6743.png
 
Xe BYD Honor Edition (Ảnh: Getty)

Cùng lúc, mẫu xe điện Panda MINI Longteng Edition của Geely đã được đưa ra thị trường với giá 39.900 NDT. Ưu đãi mua xe trong tháng 3 bao gồm phong bì tiền mặt lên tới 10.000 NDT, tặng vòi sạc di động, các quyền lợi về bảo hành và vay tài chính.

Dòng xe SAIC Volkswagen Touron cũng công bố chương trình ưu đãi trong thời gian giới hạn. Phiên bản sang trọng xe Touron 380TSI 2024 có giá ưu đãi trong thời gian giới hạn là 265.000 NDT. Đồng thời, các mẫu xe Touron 2.0T có thể được hưởng phiếu tặng tiền mặt 2.000 NDT hoặc gói bảo trì miễn phí 3 năm.

Trong khi đó, Feifan F7 đã đưa ra chính sách ưu đãi khi mua xe giới hạn trong tháng 3. Feifan F7 Advanced Edition, Advanced Pro Edition, Extended Pro Edition và Performance Pro Edition đã giảm giá từ 25.000-30.000 NDT cũng như các gói nâng cấp miễn phí.

 
feifan-f7-530.jpg
Xe Feifan F7 (Ảnh: Getty)

Cuộc chiến giá chưa có dấu hiệu ngừng

Việc 9 hãng xe công bố giảm giá và khuyến mãi trong cùng một ngày thu hút được sự quan tâm đặc biệt. Chiến dịch giảm giá sâu đã phản ánh những thay đổi sâu sắc trên thị trường hiện ô tô hiện nay, trong đó có sự thu hẹp của thị trường xe chạy nhiên liệu truyền thống và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường xe sử dụng năng lượng mới (NEV).

Trước hết, việc các hãng xe khuyến mãi giảm giá phản ánh trực tiếp tình hình cạnh tranh trên thị trường. Việc tới 9 hãng xe công bố các biện pháp giảm giá đồng loạt phản ánh sinh động tình hình phức tạp hiện nay của thị trường ô tô Trung Quốc. Một mặt, doanh số bán xe sử dụng nhiên liệu truyền thống chịu sự ảnh hưởng của môi trường thị trường và sự cạnh tranh, nhu cầu thị trường đang có xu hướng yếu đi. Trong khi đó, khả năng cạnh tranh của các NEV ngày càng tăng và lợi dụng ưu thế về giá thành, thị phần xe chạy nhiên liệu truyền thống đang bị siết chặt.

panda-mini-2489.png
Xe điện Panda MINI Longteng Edition của Geely (Ảnh: Getty)

Mặt khác, sự cạnh tranh trong ngành công nghiệp NEV ngày càng trở nên khốc liệt và hiện tượng “nội chiến” khá rõ ràng. Với việc tiến bộ công nghệ giúp giảm giá thành sản xuất và sự gia nhập của nhiều thế lực sản xuất ô tô mới tham gia vào cuộc đua, số lượng các mẫu NEV được tung ra đã tăng lên nhanh chóng. Cạnh tranh thị trường đã chuyển từ cạnh tranh công nghệ và tính năng sản phẩm thuần túy sang cạnh tranh lĩnh vực tiêu dùng có độ nhạy cảm về giá cao hơn.

Để thu hút người tiêu dùng và thúc đẩy doanh số bán hàng, các công ty ô tô buộc phải áp dụng chiến lược giá mạnh mẽ hơn, hy sinh lợi nhuận ngắn hạn để đổi lấy việc tăng thị phần.

 

Thứ hai, xuất phát từ lý thuyết chu kỳ công nghiệp, thị trường ô tô trong nước Trung Quốc hiện đang ở giai đoạn chuyển tiếp quan trọng: từ giai đoạn tăng trưởng sang giai đoạn trưởng thành, đặc biệt là ở phân khúc thị trường NEV. Do tích lũy đầu tư vốn và nghiên cứu, phát triển trong giai đoạn đầu, nhiều hãng ô tô giờ đứng trước tình thế khó khăn. Trong giai đoạn này, độ bão hòa của thị trường đang dần gia tăng, người tiêu dùng có lựa chọn mua hàng đa dạng hơn và sự cạnh tranh đồng nhất giữa các hãng đã đẩy nhanh tốc độ cải tổ thị trường.

Đối mặt với hoàn cảnh này, các hãng xe chỉ có thể cạnh tranh để giành thị phần hạn chế bằng các chiến thuật khác nhau, và việc giảm giá đã trở thành một chiến lược hiệu quả. Đặc biệt trong môi trường cạnh tranh bên ngoài ngày càng tăng, các công ty phải duy trì vị thế trên thị trường thông qua khả năng cạnh tranh nội tại nên đã áp dụng các phương pháp giảm giá và khuyến mại.

Thứ ba, làn sóng giảm giá hiện nay của các hãng xe đã phát triển thành cuộc cạnh tranh khốc liệt. Trong tình thế đó, tất cả các hãng xe buộc phải tham gia giảm giá với hy vọng dùng ưu thế về giá thu hút người tiêu dùng. Tuy nhiên, hành vi giảm giá này thường dẫn đến suy giảm mức lợi nhuận của toàn ngành, thậm chí có thể dẫn đến suy giảm chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ, cuối cùng gây tổn hại đến lợi ích của người tiêu dùng.

Ngoài ra, cạnh tranh xấu có thể dẫn đến hỗn loạn trật tự thị trường và làm suy yếu môi trường cạnh tranh lành mạnh. Một số hãng xe có thể sử dụng các biện pháp không công bằng để thực hiện các chương trình khuyến mại giảm giá như báo giá sai, hạ thấp chất lượng sản phẩm...

saic-volkswagen-touron-514.jpg
Xe SAIC Volkswagen Touron 380TSI 2024.

Thứ tư, việc quá phụ thuộc vào cuộc chiến giá cả như biện pháp cạnh tranh chính trên thị trường tuy có thể kích thích nhu cầu tiêu dùng ngắn hạn, nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ về lâu dài. Việc giảm giá liên tục và mức độ lớn sẽ làm giảm tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp và giảm đầu tư cho R&D, không có lợi cho việc đổi mới công nghệ và cải thiện chất lượng sản phẩm. Điều này ảnh hưởng đến sức cạnh tranh cốt lõi của doanh nghiệp. Đồng thời, giá thị trường quá thấp có thể khiến người tiêu dùng hiểu lầm về giá trị của sản phẩm, không có lợi cho việc tạo dựng bầu không khí thị trường lành mạnh và hình ảnh thương hiệu tốt.

Ngoài ra, đối với các xí nghiệp ở thượng nguồn và hạ nguồn của chuỗi công nghiệp, chiến tranh giá cả thường xuyên sẽ dẫn đến suy giảm tính ổn định của chuỗi cung ứng, gia tăng áp lực lên các nhà cung cấp linh kiện.

 

Cuối cùng, cuộc cạnh tranh không hồi kết về giá nếu không được dẫn dắt và điều tiết một cách hiệu quả, có thể dẫn đến tỷ suất lợi nhuận chung của toàn ngành giảm, từ đó ảnh hưởng đến khả năng phát triển bền vững của ngành công nghiệp xe hơi Trung Quốc.

(Nguồn: https://viettimes.vn/9-hang-o-to-dong-loat-giam-gia-cuoc-chien-gia-trung-quoc-chua-co-dau-hieu-dung-post173764.html )